Đặc điểm Sông Tương

Hệ thống sông Tương nằm ở phía nam Trường Giang, phía bắc Ngũ Lĩnh. Về phía đông có phân giới với hệ thống sông Cámdãy núi La Tiêu, về phía tây qua dãy núi Hành Sơnsông Tư.

Các chi lưu chủ yếu nhập vào từ phía đông có Tiêu Thủy, Thung Lăng Thủy, Lỗi Thủy, Mễ Thủy, Lục ThủyLưu Dương Hà; còn chi lưu nhập vào từ phía tây là Kì Thủy, Chưng Thủy, Quyên Thủy, Liên Thủy, Duy Thủy.

Phần lớn lưu vực sông Tương là đồi núi nhấp nhô cũng như các bình nguyên và thung lũng bồn địa sông suối.Phía hạ du từ Trường Sa đến cửa sông là bình nguyên bồi tích (đồng bằng phù sa) tương đối lớn, kết nối với các bình nguyên cửa sông Tư, Nguyên, Lễ thành một dải bình nguyên, gọi là bình nguyên Tân Hồ.

Chênh lệch cao độ giữa thượng du và hạ du của hệ thống sông Tương là không lớn, nhưng độ nhấp nhô uốn lượn gia tăng tốc độ thu thập nước mưa. Các chi lưu phía thượng du chảy trong khu vực miền núi và thể hiện các đặc tính của sông ngòi miền núi. Theo quy ước, từ Vĩnh Châu tới thượng nguồn là thượng du. Tại đây nước chảy nhanh và con sông đôi khi chảy xuyên qua các vách đá để tạo thành các hẻm núi. Khu vực này có nhiều đá vôi nên hình thành nhiều hang động và lượng nước ngầm cung cấp cho sông ở mức cao. Trung du tính từ Vĩnh Châu tới Hành Dương. Các đồi núi dọc hai bờ sông cũng nhấp nhô và vùng bồn địa có rải rác các hẻm núi. Từ Hành Sơn trở xuống là hạ du. Địa hình tại đây bằng phẳng và dòng chảy ổn định nhưng chậm, và các doi cát dọc con sông này đôi khi lộ rõ. Khu vực cửa sông có nhiều hồ lớn nhỏ khác nhau, phần lớn là phần sót lại của hồ Động Đình trước đây.